PHỔ CẬP HẠ TẦNG SỐ VÀ SÁNG TẠO ỨNG DỤNG SỐ ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ SỐ - ĐỘNG LỰC MỚI CHO TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ SỐ VÀ NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG
  06/09/2017     |  Lượt xem 2   

Thành phố Hưng Yên sau 6 năm xây dựng Nông thôn mới

Sau 6 năm triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM, trên địa bàn thành phố Hưng Yên bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi: Kinh tế - xã hội phát triển toàn diện; đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện; cơ cấu lao động có bước chuyển dịch mạnh mẽ; các công trình được đầu tư xây dựng đã và đang phát huy hiệu quả…

Năm 2011 là thời gian đầu thực hiện Chương trình xây dựng Nông thôn mới thì bình quân các xã của thành phố đạt 6,8/19 tiêu chí/xã. Đến thời điểm tháng 8 năm 2017, thành phố đã có 08/10 xã đạt 19/19 tiêu chí, trong đó: xã Trung Nghĩa, Bảo Khê, Hồng Nam, Liên Phương, Phương Chiểu, Phú Cường đã được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới (đạt 60% mục tiêu kế hoạch đề ra); xã Quảng Châu, Tân Hưng đang lập hồ sơ trình UBND tỉnh công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới. Còn lại 02 xã là Hùng Cường đạt 14/19 tiêu chí, xã Hoàng Hanh đạt 13/19 tiêu chí; bình quân các xã trên địa bàn thành phố đạt 17,9 tiêu chí/xã tăng hơn so với thời kỳ đầu là 11,1 tiêu chí/xã.

Có được những kết quả trên là nhờ sự quan tâm lãnh đạo chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, của Thành ủy và HĐND thành phố nên công tác xây dựng Nông thôn mới của thành phố đã đạt được nhiều kết quả tích cực, đạt và vượt so với kế hoạch đề ra. UBND thành phố đã quyết liệt, sát sao và linh hoạt trong công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện Chương trình xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn thành phố. Bên cạnh đó, Ban chỉ đạo thực hiện chương trình xây dựng Nông thôn mới của thành phố và các xã được thành lập và được kiện toàn theo quy định, công tác chỉ đạo tổ chức thực hiên được kịp thời, đúng định hướng. Việc xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện hàng năm luôn được rà soát kỹ, bám sát theo chương trình xây dựng nông thôn mới của Trung ương, của tỉnh ban hành nhằm kịp thời bổ sung điều chỉnh cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, nhất là sau khi 05 xã mới được sát nhập về thành phố năm 2014 theo Nghị quyết của Chính phủ. Các cấp ủy đảng, chính quyền từ thành phố đến cấp xã, đến các thôn đều có chung về nhận thức cao trong việc xây dựng Nông thôn mới. Ý thức, tâm lý của người dân (nhất là cư dân nông thôn) đã đón nhận chương trình xây dựng nông thôn mới một cách tích cực. Các xã đều quyết tâm phấn đấu xây dựng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới bằng hoặc cao hơn so với mục tiêu chung của tỉnh, đặc biệt là 03 xã dự kiến chuyển thành phường (Bảo Khê, Trung Nghĩa, Liên Phương); 05 xã năm 2014 được sát nhập về thành phố (Hoàng Hanh, Tân Hưng, Phương Chiểu, Phú Cường, Hùng Cường) cũng đón nhận và triển khai thực hiện chương trình một cách tích cực.

Mục tiêu thành phố Hưng Yên phấn đấu đến năm 2018, 10/10 xã của thành phố đều đạt chuẩn Nông thôn mới, giai đoạn từ năm 2018 trở đi, tiếp tục đầu tư nâng cao chất lượng các tiêu chí Nông thôn mới đã đạt được ở các xã. Nhằm phấn đấu về đích Nông thôn mới năm 2018, thành phố Hưng Yên đã đề ra các nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới đó là:

- Ban Chỉ đạo thành phố và Ban chỉ đạo các xã cần tiếp tục quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt 8 nhóm giải pháp chủ yếu của Chương trình số 23-CTr/TU ngày 19/8/2014 của BCH Đảng bộ thành phố về Chương trình điều chỉnh bổ sung xây dựng Nông thôn mới thành phố Hưng Yên giai đoạn 2014-2020, định hướng đến năm 2030, đồng thời tập trung vào các một số nhiệm vụ:

- Tiếp tục quán triệt, tuyên truyền sâu, rộng, tạo phong trào thi đua sôi nổi, xây dựng NTM mạnh mẽ, rộng khắp, thực hiện đạt kết quả cao, bền vững trên địa bàn thành phố.

- Chỉ đạo, triển khai tổ chức thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp nhằm phát triển nông nghiệp một cách toàn diện theo hướng hiện đại, công nghệ cao và bền vững. Đẩy nhanh việc chuyển đổi cơ cấu, cây trồng cho nhân dân ở các xã.

- Phát triển mạnh công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, thương mại trên địa bàn nông thôn, gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động, đa dạng nguồn thu nhập cho cư dân nông thôn.

          - Tiếp tục đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn đồng bộ, gắn với việc chỉnh trang, xây dựng và đẩy nhanh tiên độ hoàn thiện các tiêu chí.

- Chú trọng nâng cao chất lượng sống tại các khu vực nông thôn bằng việc cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường nông thôn, nâng cao việc bảo vệ sức khỏe, phòng ngừa dịch bệnh cho gia đình và cộng đồng dân cư; xây dựng hệ thống tiêu thoát nước thải tại các trục đường chính, cụm dân cư; tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong việc phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, chế biến nông sản,... Tăng cường sử dụng hiệu quả các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở, phát huy các gia trị văn hóa truyền thống, hình thành và phát triển các giá trị, văn hóa ứng xử văn minh, lịch sự trong cộng đồng nông thôn mới … Rà soát thực trạng hệ thống y tế cơ sở, bố trí cán bộ, trang thiết bị phù hợp; nâng cao chất lượng khám chữa bệnh ban đầu; phòng chống dịch bệnh, phòng chống suy dinh dưỡng, chăm sóc sức khoẻ sinh sản, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, thực hiện tốt công tác an toàn vệ sinh thực phẩm,...

- Giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội: Chủ động nắm bắt và dự báo tình hình an ninh trật tự, làm tốt công tác phòng ngừa tội phạm; giải quyết kịp thời, dứt điểm các vụ việc, khiếu nại, tố cáo, tranh chấp, mẫu thuẫn nội bộ ngay tại cơ sở; không để nảy sinh điểm nóng; tăng cường công tác đảm bảo an ninh nông thôn, đấu tranh phòng, chống tội phạm, trật tự công cộng,...

- Đối với 02 xã tập trung nguồn lực về đích Nông thôn mới vào năm 2018, về xã Hoàng Hanh tập trung đầu tư để đạt các tiêu chí còn thiếu về thủy lợi, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, thu nhập, hộ nghèo, môi trường; đối với xã Hùng Cường tiếp tục tập trung đầu tư để đạt các tiêu chí còn thiếu về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, thu nhập, môi trường.

 

Phúc Thọ

 

 

 
Thông báo
Tin, bài đọc nhiều
Video Clip
Thời tiết
HƯNG YÊN WEATHER
Lượt Truy Cập
Số lượt truy cập : 4220126